Hàng năm, vào mùng 5 - 7 tháng Giêng âm lịch, tại Mường Ham, xã Châu Cường, huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) lại rộn rã tiếng trống, cồng chiêng, khua luống cầu chúc cho một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
< Hàng ngàn học sinh trên địa bàn toàn huyện hoà cùng mọi người đi rước Tạo Nọi.
Lễ hội Mường Ham là Lễ Hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây xứ Nghệ còn được lưu giữ và phục hồi những năm gần đây. Năm nay, Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân từ khắp nơi đến tham gia...
< Tạo Nọi sau khi rước trong các bản làng đã được đưa về Hàng Pửn Pang - Mường Ham.
Theo sử sách, vào đời Nguyễn, dòng họ Lo Kăm ở Mường Tôn (xã Châu Kim, huyện Quế Phong) có một thời thất thế đã mang đứa con trai duy nhất của Tạo Mường đến giấu ở Hoong Chò Cờ gần Mường Ham.
< Các em học sinh cùng người lớn thi viết chữ Thái cổ.
Khi trời yên biển lẳng, dân chúng khai bản lập mường xong mới lấy kiệu vào Mường Nọi rước ra Mường Lớn để trông quản dân mường...
Từ đấy tên gọi Mường Ham (Ham tiếng Thái có nghĩa là khiêng, rước) được gọi là Mường gốc của cả vùng Khủn Tinh xưa. Để tưởng nhớ công ơn của Tạo Mường, Tạo Nọi hàng năm dân Mường đến Đền Ham để thờ phụng và tổ chức vui hội.
< Cồng chiêng không thể thiếu trong mọi lễ hội của người Thái.
Mường Ham là làng có từ lâu đời, là trung tâm kinh tế chính trị của cả vùng Quỳ Hợp xưa, chủ yếu do hai dòng họ Lang và Lo Kăm cai quản.
< Trò chơi nhảy sạp trong lễ hội.
Trước đây người dân Mường vẫn thường xuyên tổ chức phụng thờ và vui hội. Nhưng từ sau năm 1954 do chiến tranh loạn lạc, nên việc tổ chức Lễ hội hàng năm bị gián đoạn.
< ... đến ném còn.
Từ năm 2006, để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của người dân tộc Thái nói riêng và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung, UBND huyện Quỳ Hợp đã quyết định khôi phục lại Lễ hội Mường Ham.
< Phụ nữ thi bắn nỏ - một phong tục được gìn giữ hàng ngàn năm qua.
Một nét đặc sắc trong Lễ hội Mường Ham là Hội thi viết chữ Thái cổ. Đây là một nét văn hoá mới nhằm bảo tồn và phát huy vốn chữ Thái cổ của dân Mường đang đứng trước nguy mai một.
< Một tiết mục văn nghệ của thiếu nữ Thái bên hang Pửn Pang.
Cũng trong Lễ hội này, nhiều hoạt động vui chơi giải trí như: ném còn, thi bắn cung, kéo co, đánh cồng chiêng… đã diễn ra rộn ràng giữa một vùng rừng núi bao la của miền Tây xứ Nghệ.
< Các em học sinh khác lo bán nến để du khách vào hang xem. Hang Pửn Pang rất sâu, có nhiều phong cảnh đẹp tiềm ẩn để du khách khám phá.
< Thiếu nữ Thái đến tuổi cập kê, thường đi hội để khoe sắc, mong năm mới tìm cho mình một anh chàng ưng ý.
< Du khách có thể mua một số sản vật rất riêng của dân tộc Thái về làm quà. Trong đó, nhiều sản phẩm được trưng bày tại các Hội chợ, cũng như có mặt khắp các thị trường trong và ngoài nước.
Theo những dân Mường lớn tuổi trong vùng, Lễ hội năm nay đông vui nhất, người dân trong vùng tập trung được đông đủ. Đây cũng là dịp để lớp trẻ của dân Mường học hỏi giao lưu và tưởng nhớ về truyền thống cội nguồn của mình.
Du lịch, GO! - Theo báo Dân Trí
Link to full article
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét