Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Cẩn trọng du lịch “chặt chém” dịp nghỉ lễ

Sung-so-voi-bua-com-bui-2-trieu-o-quang-ninh

URL: http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/118604/sung-so-voi-bua-com-bui-2-trieu-o-quang-ninh.html


Link to full article

Dừng chân nơi lưng chừng dốc

Hành trình từ Đà Lạt về các làng nghề ở thị trấn Nam Ban - huyện Lâm Hà, nay du khách đã có một điểm dừng chân thú vị giữa lưng chừng dốc của tỉnh lộ 725, nơi giáp ranh giữa xã Tà Nung (Đà Lạt) và xã Mê Linh (Lâm Hà).

< Chị Khiết Thị Đầy, người dân tộc Chăm đến từ Ninh Thuận đang giới thiệu kỹ thuật dệt thổ cẩm với du khách.

Ở đây, du khách không chỉ bắt gặp những sản phẩm thổ cẩm của đồng bào K’ho bản địa mà còn có nhiều sản phẩm độc đáo của các tộc người ở miền rẻo cao Tây Nguyên.

< Cô Johanna và Christina (người Đức) thích thú khi được chị Khiết Thị Đầy chỉ dẫn cách dệt thổ cẩm.

Không chỉ được tận mắt chứng kiến những rẫy cà phê bạt ngàn rộng hàng ngàn ha mà còn được thưởng thức hương vị đậm đà của các loại cà phê thượng hạng được rang, xay thủ công.

< Món quà mà cô Chen Lei, người Thượng Hải đem về quê hương là cà phê rang và xay tại chỗ.

Chủ nhân của điểm dừng chân rộng khoảng 200m2 trên là chị Đoàn Thị Bích Phượng (32 tuổi), ngụ tại thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương).

< Cô Chen Lei thưởng thức ly cà phê được pha theo yêu cầu.

Cũng từ điểm dừng chân này, hương vị cà phê Arabica Đà Lạt cùng nhiều loại cà phê khác trong tỉnh đã đến với du khách trong và ngoài nước. Họ lựa chọn và thưởng thức cà phê tại chỗ, mua về dùng hoặc làm quà biếu cho người thân, họ hàng.

Du lịch, GO! - Theo báo Lao Động
Link to full article

Làng bè Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Ngồi hóng mát trên mặt sông với sóng nước dập dềnh, được thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống hay hòa mình thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng…

Đó là những điều kỳ thú khi du khách đến với làng bè Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vượt chặng đường hơn 10km từ quốc lộ 51 vào xã đảo An Sơn, một làng bè nhỏ bồng bềnh trên sóng nước đã dần hiện rõ. Cái nóng oi bức sau một chặng đường dài ngay lập tức được thay thế bằng một bầu không khí trong lành, mát rượi.

Khoảng hơn 10 phút lênh đênh trên tàu, du khách nhanh chóng được cập bến làng bè. Từ đây, phóng tầm nhìn trên con sông Rạng rộng lớn, thật hấp dẫn trước những bè thủy sản dập dìu, nối dài.

Khu nhà hàng trên làng bè Long Sơn cũng thật ấn tượng với những lòng cá, tôm, cua… quẩy đuôi tung nước ngay sát chỗ ngồi của du khách. Càng hấp dẫn hơn bởi sau khi gọi món ăn, du khách là người trực tiếp chọn bắt hải sản rồi đưa trực tiếp vào nhà hàng cho đầu bếp chế biến theo sở thích.

Ở đây, có đủ món ăn dân dã hoặc đặc sản Nam Bộ như hàu sống ăn mù tạt, hàu né, cá nâu nướng muối ớt, ghẹ nướng, cua rang me, cua Long Sơn, lẩu canh chua cá dứa, cá tráp hấp hành… Các thôn nữ đậm chất vùng biển dưới làn da rám nắng, thướt tha trong tà áo bà ba phục vụ chu đáo càng làm cho du khách ngon miệng, cảm thấy gần gũi và thân thiện.

Ở đây, không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, ngồi dập dềnh trên mặt sông lộng gió, du khách còn được hóa thân thành những ngư dân bắt cá ở cửa sông Rạng, đó mới chính là cái thú. Việc bắt cá ở cửa sông này không quá khó, chỉ cần thả xuống nước những chiếc lồng sắt, làm chà dụ cá vào ở và chờ đến lúc nước cạn là dùng ròng rọc quay lồng trở lên bắt cá.

Cá nâu, cá ngát, cá chẻm, cá dứa, cá lù đù… thường tụ tập cạnh các nhà bè nuôi cá để ăn những thức ăn thừa, do đó đoạn cửa sông này còn là nơi lý tưởng cho dân ghiền câu cá từ các tỉnh, thành về đây vào các ngày cuối tuần.

Nếu thích, du khách còn được nhà hàng đưa đi thưởng ngoạn trên sông, được tận mắt chứng kiến, học tập cách nuôi cá, hàu, tôm, cua từ kinh nghiệm thực tế của những ngư dân lão luyện.

Hiện làng bè Long Sơn với diện tích trên 1.000m² là một điểm du lịch hấp dẫn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng tháng, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, thư giãn.

Du lịch, GO! - Theo Trung tâm thông tin du lịch, ảnh internet
Link to full article

Làng tơ Cổ Chất

Nói đến nghề dệt Nam Định, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến làng tơ Cổ Chất (xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), bởi đây là nơi khởi sinh ra loại tơ tằm đẹp nổi tiếng đất thành Nam.

< Cổ Chất là một ngôi làng cổ của đất thành Nam.

Theo các bậc cao niên trong làng Cổ Chất, nghề tơ tằm ở đây đã có từ lâu đời. Thời thuộc Pháp, tơ Cổ Chất nổi tiếng đến độ vào khoảng đầu thế kỉ XX, giới tư bản Pháp đã cho đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng để khai thác kĩ năng lao động lành nghề của người dân địa phương và tiềm năng vùng dâu tằm dọc bờ sông Ninh. Từ đây, nghề làm tơ ở Cổ Chất bắt đầu phát triển mạnh. Thương nhân các nơi thường tìm về Cổ Chất thu mua tơ lụa, đem bán ở bến Đò Chè, một khu cảng sầm uất của Nam Định thời kỳ trước năm 1945.

< Làng Cổ Chất nằm ven dòng sông Ninh, bao đời nay nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội để thu hút tinh hoa làng nghề của các nơi về kinh thành Thăng Long. Năm ấy, Ông Phạm Ruân của làng Cổ Chất đã đem tơ đi dự thi và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ thời bấy giờ.

Tơ Cổ Chất được làm thủ công hay bằng máy cũng đều rất đẹp và có chất lượng tốt. Sợi tơ thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng.

Ngày nay, người già trong làng thường làm tơ theo phương pháp thủ công như một thói quen và lòng yêu nghề truyền thống của quê hương. Lớp trẻ thì mạnh dạn đầu tư máy móc, xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động. Nghề làm tơ tằm phát triển đã thu hút một lượng lớn lao động của làng và các vùng lân cận với mức thu nhập từ 2 - 3 triệu đồng/người/tháng. Và mỗi hộ cũng có thể kiếm được khoảng hơn 20 triệu/tháng.

< Nghệ nhân Nguyễn Thị Nghi mặc dù tuổi đã cao nhưng vẫn ngày ngày cần mẫn se tơ.

Nói về kỹ thuật làm tơ tằm truyền thống, chị Phạm Thị Nhạn, chủ một xưởng sản xuất tơ ở làng Cổ Chất cho biết, từ lúc tằm ăn lá dâu cho đến lúc sinh ra kén để có thể kéo thành sợi tơ khoảng hơn 30 ngày. Tơ kéo xong đem quấn vào ống rồi phơi khô là đã có thể bán được. Hiện nay, lượng kén tằm ở Cổ Chất không đủ để sản xuất nên chị phải mua thêm từ các tỉnh khác như Thái Bình, Hà Nam, Lâm Đồng… để ươm tơ.

Tơ Cổ Chất hiện có giá khoảng 850.000 đồng/kg, một phần được xuất bán cho các xưởng dệt trong tỉnh và các tỉnh lân cận, còn lại được xuất khẩu sang Lào, Thái Lan, Campuchia.

< Tơ Cổ Chất dù làm thủ công hay bằng máy cũng đều rất đẹp và có chất lượng.

Trải qua bao phen thăng trầm của thời cuộc, tơ Cổ Chất vẫn được xem là sản vật quý của Nam Định và nghề làm tơ vẫn tồn tại, phát triển, góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân.

Việc bảo tồn và phát triển được nghề tơ ở Cổ Chất không chỉ đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong làng mà còn là tín hiệu đáng mừng cho thấy một nghề truyền thống quý báu của địa phương đã không bị mai một.

Du lịch, GO! - Theo Thục Hiền - Trịnh Văn Bộ (Báo Ảnh Việt Nam)
Link to full article

Khám phá Điện 13 núi Cấm

Du khách thử một lần đặt chân đến Điện 13 ở núi Cấm (Tịnh Biên) để một lần khám phá và trải nghiệm những điều thú vị từ hang “mẹ sanh, mẹ đẻ” trong tứ bề “mê cung đá”.

Từ vồ Thiên Tuế, chúng tôi cùng đoàn du khách hành hương tiếp tục hành trình vượt qua con đường uốn lượn và mất khoảng 3km đường đi bộ mới đến Điện 13. Giữa cảm giác se se lạnh của cái nắng ban mai chưa qua khỏi vách núi thì quán ăn bên Điện 13 của chị Nguyễn Thị Nga đã đông khách vãng lai. Chị Nga mời chào: “Vào ăn tô bún chay, uống ly trà đá rồi chinh phục Điện 13 chú em ơi. Nghỉ xả hơi chút xíu đi, tôi kêu đứa con trai dắt mọi người xuống Điện Mẹ (còn gọi là hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”)…”.

< Quán võng bên Điện 13.

Sau vài phút ngã lưng trên chiếc võng, chúng tôi bắt đầu leo lên Điện 13. Khu Điện 13 rộng khoảng 50 héc-ta thuộc quyền sử dụng của ông tư Việt. Nơi đây, xưa kia là đồi hoang, khi lên đây lập nghiệp thấy khách đến cúng viếng ngày càng đông nên ông tư Việt đã cải tạo Điện 13 thật khang trang để phục vụ mọi người.

Thấy chúng tôi là khách quen nên ông tư Việt tận tình hướng dẫn chúng tôi trong hành trình khám phá Điện 13. Phía điểm đầu Điện 13 là phủ thờ các vị chư thần. Muốn xuyên qua Điện 13 phải nghiêng mình thật sát vào vách đá rêu phong để đi. Bước tiếp theo, khom mình và cúi đầu xuống, rồi len lỏi qua phiến đá bàn mới có thể xuống những bậc thang dựng đứng khoảng 100m để tiếp tục cho cuộc hành trình chui vào hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”.

< Cổng hang “mẹ sanh, mẹ đẻ”.

Nhìn hang tối om và nhỏ, chúng tôi chần chừ định bỏ cuộc, nhưng ông tư Việt động viên: “Lâu lâu, mấy chú mới lên một lần hãy đi cho biết. Đi Điện 13 mà không khám phá hang “mẹ sanh mẹ đẻ” thì thật uổng!”. Cầm 4 chiếc đèn cầy leo lét, ông tư Việt thu mình chui gọn qua cửa hang, ông nói với theo: “Hãy nhìn theo tôi mà đi…

Tôi chui như thế nào thì chú em cứ làm động tác y như vậy... Vừa bước sụp xuống hang là cả một không gian tối om và lạnh lẽo. Sự chật chội, âm u như một “mê cung”, khiến chúng tôi hơi rùng mình. Đó chỉ mới là cửa 1, qua cửa 2, 3, 4, rồi đến cửa 5… Chúng tôi mò mẫm đi trong ánh đèn cầy vàng vọt với nhiều lò ảng, hang hốc và vách đá bóng loáng. Không gian như càng thâm u, ngột ngạt hơn. Ông tư Việt cho biết: “Hang “mẹ sanh, mẹ đẻ” có nhiều lò ảng, hang sâu hun hút, khách hành hương đi riết mà đá bóng như thế này”.

< Điện 13 là một hang sâu, tối tăm và có 13 gian thờ các vị chư thần nơi đây.

Mỗi lần bước qua một cửa là ông tư Việt thắp một nén nhang lên lư hương nằm ngay vách đá. Đặc biệt, khi bước đến cửa thứ 6 thì có 2 tảng đá ép sát vào nhau chỉ còn một ngõ hẹp, những tưởng không qua được, nào ngờ ông tư Việt lách mình qua một cách nhẹ nhàng. Có thể nói, một trong 12 cửa trong “mê cung đá” phải kể đến cửa thứ 9, đây là cửa đi khó nhất. Những ai muốn qua lọt phải đi bằng tư thế ngửa mình, hai chân đưa qua trước, sau đó dùng tay chỏi vách đá để chui qua. Đi qua nhiều cửa dưới hang, chúng tôi phát hiện ra bên trong điện mẹ còn có nhiều nhũ đá rỉ nước róc rách mát dịu.

< Vồ Bà, thờ Địa Mẫu. Nơi đây có Điện 13 thâm sâu, kỳ bí.

Là người dân sống lâu năm ở đây nên ông tư Việt rất rành về đường đi nước bước trong hang. Ông Việt cho biết, trong hang “mẹ sanh mẹ đẻ” này còn rất nhiều dơi quạ trú ngụ, đêm đến thì chúng bay ra kiếm ăn. “Thấy nhiều cửa hẹp như vậy chứ biết ý chút xíu là đi lọt. Thậm chí những người to con cũng có thể chui qua.
Từ khi lên núi lập nghiệp đến nay, gia đình tôi dẫn không biết bao nhiêu lượt khách hành hương chui qua hang “mẹ sanh mẹ đẻ” này. Hôm rồi, tôi còn dẫn mấy chú bộ đội và cả phóng viên truyền hình xuống hang cho biết. Cả chiều dài đường đi của hang “mẹ sanh mẹ đẻ” khoảng 50m, nhưng khi muốn chui qua lọt phải mất ít nhất nửa tiếng đồng hồ. Nếu không biết cách đi có thể bị kẹt lại trong hang…”- ông tư Việt cho biết.

Du lịch, GO! - Theo Thành Chinh (Báo An Giang), internet
Link to full article

'Đại tiệc' pháo hoa Đà Nẵng

Đúng 8h50 tối 29/4, “đại tiệc” pháo hoa trên sông Hàn chính thức khai mạc. 3 đội trình diễn trong đêm đầu tiên là Nga, Việt Nam và Ý đã mang đến cho hàng chục ngàn khán giả nhiều cảm xúc trào dâng.

"Vũ điệu ánh sáng Khan" (Nga)

Đúng 20h50, khi sông Hàn đang im lặng bổng những tràng pháo bất ngờ được đội Pháo hoa Khan - đến từ nước Nga, phóng khỏi bệ phóng- mở màn DIFC 2013 với chủ đề “Linh hồn Nga”. Từ trên bờ, dưới sông, những tràng vỗ tay hòa cùng tiếng reo không ngớt. Sông Hàn ngập trong vũ điệu âm thanh và ánh sáng.

< Phần trình diễn của đội Nga nhìn từ tầng 34 của tòa nhà Azura ven sông Hàn.

Thuộc hàng sinh sau đẻ muộn của làng pháo hoa thế giới, Khan định hình được vị thế của mình ở những năm 90 tại Nga. Tiếng vang của Khan thực sự lớn vào năm 2005, khi tham gia trình diễn pháo hoa theo nhạc với màn trình diễn Kalinka tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Croatia. Không lâu sau đó, đội đã đạt giải vô địch pháo hoa mở rộng ở Utska - Ba Lan.

Khan là trung tâm pháo hoa duy nhất, khác biệt với các thương hiệu pháo hoa xứ sở Bạch dương khi sử dụng thiết bị bắn hiện đại Pyrodigit để biểu diễn các màn pháo hoa lớn và hiệu ứng đặc biệt trong các tòa nhà.

Với lối đi riêng này, đội đã nhiều lần giữ vị trí quán quân tại các cuộc thi pháo hoa quốc tế ở Nga, Ba Lan, Đức, Croatia. Hiện Khan là công ty pháo hoa hàng đầu tại Nga, thường xuyên được lựa chọn là đại diện cho đất nước này tại các cuộc thi pháo hoa quốc tế.

Màn trình diễn của “Khan” tại DIFC 2013 dựa trên những hình tượng độc đáo, thú vị, kết hợp với âm nhạc. Trong đó, phần âm nhạc bao gồm những tác phẩm kinh điển của Nga cùng những tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài. Điều đặc biệt, đội Nga còn đưa một bài hát Việt Nam vào phần trình diễn của mình, khiến nhiều khán giả ngạc nhiên thích thú.

"Đà Nẵng dưới mặt trời" (Việt Nam)

Đội Đà Nẵng thành lập vào năm tháng 8/2008 và là đại diện đầu tiên của Việt Nam tham gia các cuộc trình diễn pháo hoa quốc tế, có trang thiết bị bắn hiện đại ngang tầm với các nước trên thế giới. Các thành viên của đội được đào tạo tại nước ngoài và thường xuyên được nâng cao trình độ về nghệ thuật trình diễn pháo hoa.

Màn trình diễn của đội Đà Nẵng - Việt Nam gồm 4 chương: Việt Nam quê hương tôi, Vũ điệu của nắng, Đất mẹ - Bảy sắc cầu vồng và Đà Nẵng dưới mặt trời cùng với các giai điệu sâu lắng ca ngợi đất nước và con người Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa cùng những âm thanh đầy xúc cảm về thành phố bên bờ sông Hàn, mang đến những nét mới lạ cho người dân và du khách.

May mắn hơn đội Nga, đến phần trình diễn của đội Việt Nam, trời nổi gió nhẹ xua khói khỏi những tràng pháo. Những quả pháo nổ liên tiếp đã thu hút sự theo dõi của du khách. Nhiều người trầm trồ khen pháo hoa đội Việt Nam đẹp hơn năm trước.

“Cảm xúc của dòng sông” (Ý)

Đội cuối cùng trong đêm thi đầu tiên "đốt cháy" Đà Nẵng bằng vẻ đẹp của âm thanh, sắc màu là Parente (Ý) với màn diễn mang tên “Cảm xúc dòng song”. Nhà đương kim vô địch DIFC đưa khán giả đến với cuộc phiêu lưu đầy xúc cảm.

Với những bản tình ca không lời, những điệu valse, nhạc thính phòng..., đội Ý đã diễn tả những thay đổi của một dòng sông chảy qua đất nước. Những con người lãng mạn này tái tạo nên hình ảnh đôi khi rất xung đột với nhau: một cuộc hành trình từ nơi bắt nguồn tới tận nơi cửa sông, chảy qua những dãy núi, tới các thành thị, từ những khu rừng cho tới các đầm lầy bằng nhiều loại pháo với các hiệu ứng khác biệt.

Những khoảng lặng trầm tư bất chợt, những thời khắc dữ dội mãnh liệt hay không gian trang nghiêm hòa quyện, xen lẫn vào nhau đã tạo lên sự khác biệt của đội Italia. Nhiều du khách lội cả xuống bờ sông để theo dõi những tràng pháo đẹp mắt.

Kẹt… thuyền trên sông Hàn

Đến 19h30, hàng nghìn tàu cá ùa về khu vực sông Hàn (TP.Đà Nẵng) - nơi đẹp nhất để theo dõi cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế - nên diễn ra tình trạng… kẹt thuyền.

Mặc dù Bộ đội biên phòng TP và CSGT đường thủy được huy động tối đa để ngăn chặn tàu cá đổ về khu vực trước bãi bắn, nhưng theo ghi nhận, tình hình vẫn không được kiểm soát. Một cảnh tượng chen lấn giữa các tàu cá đang diễn ra. Tàu lớn chèn ép tàu bé, tàu bé cố lách vào chỗ trống. Điều đáng nói là hầu hết các tàu cá này (chưa xác định được có được Biên phòng TP cấp phép hay không) không có phao cứu hộ. Trên tàu có rất nhiều phụ nữ và trẻ em; còn những thanh niên trai tráng thì trong tình trạng ngà ngà men bia.

< Hàng trăm chiếc ghe tụ tập về sông Hàn gây nên tình trạng ùn ứ trên sông.

Thời tiết ở Đà Nẵng đã tạnh mưa, nhưng có gió to nên những màng trình diễn sắp tới có thể bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trên kháng đài, 2 bên bờ sông Hàn và cả dưới sông đang nóng lên từng phút. Tại khu vực bãi bắn các thành viên đội Ý - đội thi đầu tiên - đã vào bệ phóng chuẩn bị khai pháo.

Tại khu vực cầu sông Hàn, Thuận Phước và cầu Rồng đã không còn chỗ trống. Tuy nhiên, người dân và du khách rất trật tự nên không có xảy ra xô lấn. 20h bầu trời Đà Nẵng đã tối hẵn nhưng những dòng người từ các ngã đường vẫn kéo về đôi bờ sông càng đông. Các ngả đường, trên các cây cầu mọi người chen chân kín lối. Khó có thể diễn tả hết niềm háo hức trên khuôn mặt mỗi người. Những chỗ ngồi “đắc địa” nhất trước khu đi bộ đối diện UBND TP, người dân, du khách và các nhóm gia đình khoanh vùng từ rất sớm. Khu đất trống ven sông đường Trần Hưng Đạo (góc tiếp giáp cầu Thuận Phước) rộng vài ngàn mét vuông chật người. Dù phải bỏ ra 50.000 đồng để “mua” 1 ghế nhựa do những người dân tự phát chiếm chỗ “kinh doanh”, nhưng không ai phàn nàn. Với họ, miễn sao có được chỗ ngồi xem pháo hoa là được rồi.


< Các thuyền hoa chạy tấp nập trên sông Hàn, phía xa là cầu Rồng uốn lượn.

Đại tá Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng trực tiếp chỉ huy tại các tuyến cầu Rồng, Trần Thị Lý, Tuyên Sơn, cho biết sẽ “cắt đường” theo kế hoạch chung nhưng tùy tình hình thực tế như lượng người xem, lượng xe cộ lưu thông qua cầu.

Ăn theo pháo hoa, tại bờ sông khu vực Nại Hiên Đông, hàng chục chiếc ghe của ngư dân làng cá sẵn sàng chở khách theo yêu cầu với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/người. Nhiều tòa nhà, khách sạn, quán karaoke ven bờ sông Hàn đặt biển còn chỗ xem pháo hoa trên tầng thượng với giá vé 200.000 - 300.000 đồng.

Đội mưa 'xí' chỗ xem tiệc pháo hoa tại sông Hàn

Vào 8h20 tối nay, cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế 2013 tại Đà Nẵng mới bắt đầu, nhưng lúc 4h chiều, hàng ngàn người đội mưa tập trung về 2 bờ sông Hàn để “xí” chỗ trước.


< Dù trời Đà Nẵng đổ mưa nhưng không thể ngăn dòng người kéo về đôi bờ sông Hàn.

Mặc dù đây là lần thứ 5 diễn ra cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, nhưng không vì thế mà kém phần hấp dẫn đối với du khách, người dân. Bằng chứng là từ 4h chiều nay, hàng nghìn người dân và du khách đã nườm nượp kéo đến 2 bờ sông Hàn để tìm cho mình vị trí đẹp nhất để chiêm ngưỡng pháo hoa, dù trời mưa nặng hạt.

16h30, nhóm PV đã có mặt tại các vị trí trọng điểm. Tuy nhiên, phải rất khó khăn, chúng tôi mới chen được qua cầu sông Hàn và Thuận Phước để tiếp cận khán đài. Tại khán đài (đường Trần Hưng Đạo), đã chật kín người. Là người đến từ rất sớm nhưng chị Nguyễn Thị Châu (du khách đến từ Quảng Ngãi) mới chen được vào khu vực khán đài B. “Thật thú vị, đây là lần thứ 5 tổ chức nhưng tôi vẫn thích đi xem. Sáng nay, tôi và người thân bắt xe từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, chúng tôi phải đi từ sớm để tận hưởng cái không khí lễ hội nhộn nhịp này”, chị Châu, rất mệt mỏi khi phải chen lấn trong dòng người, cho biết.


< Nhiều người đã chọn cho mình vị trí đẹp.

Lượng du khách đổ về Đà Nẵng khá đông khiến các nhà hàng, quán ăn gần như kín chỗ. Để đảm bảo an toàn cho các “thượng đế”, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đà Nẵng tổ chức nhiều đợt thanh, kiểm tra các nhà hàng, khách sạn có phục vụ ăn uống và các hàng quán ăn 2 bên bờ sông Hàn, như đường Bạch Đằng, Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng… 600 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được kiểm tra là con số dự kiến của chi cục trong đợt này. Bên cạnh việc giám sát từ khâu cung ứng đến bảo quản, chế biến thực phẩm, chi cục còn xây dựng phương án ứng phó kịp thời khi xảy ra ngộ độc hàng loạt.

Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị xe cấp cứu, phương tiện, trang thiết bị, thuốc men và nhân lực đầy đủ để phục vụ lễ hội; đồng thời xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống thảm họa có thể xảy ra như tai nạn, chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt... Là những đơn vị chịu trách nhiệm về cấp cứu, điều trị trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện C... đã chuẩn bị hàng trăm giường cấp cứu, điều trị.

Từ 3h chiều nay, các lực lượng chức năng gồm công an, quân đội… đã huy động hầu như toàn bộ lực lượng để chốt tại các vị trí quan trọng. Tại khu vực cầu Cảng Đà Nẵng, Bộ đội Biên phòng TP.Đà Nẵng đã huy động Hải đội 2 và hàng trăm cán bộ, chiến sỹ để bảo vệ, hướng dẫn tàu du lịch có dịch vụ xem pháo hoa.

Theo ghi nhận của chúng tôi, năm nay do TP.Đà Nẵng giao Bộ đội Biên phòng cấp phép cho các tàu neo đậu xem pháo hoa nên tình hình an ninh tật tự dưới sông rất tốt. Các phương tiện không còn đậu gần khu vực khán đài, nơi bắn pháo hoa. Trên sông, xuồng cao tốc của lực lượng Bộ đội Biên phòng liên tục quần thảo nhắc nhở các phương tiện tàu, thuyền của ngư dân cũng như các tàu du lịch tuân thủ các quy định.

< Các em bé háo hức theo ba, mẹ chờ giờ pháo nổ.

Tại các trục đường chính như Bạch Đằng, Lê Duẩn, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo; cầu Rồng, sông Hàn, Thuận Phước, Tuyên Sơn, Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi… công an các quận/huyện, phòng ban nghiệp vụ cùng 300 chiến sĩ của Tiểu đoàn Cảnh sát Đặc nhiệm Bộ Công an đã có mặt từ 2h chiều để triển khai các phương án bảo vệ theo kế hoạch.

Khu vực cầu Rồng, để du khách không bị phân tán khi thưởng thức pháo hoa, lãnh đạo TP.Đà Nẵng quyết định không cho “rồng” phun lửa và nước đêm nay. Chính vì thế, cầu này đã trở thành một “khán đài” lý tưởng để dủ khách kéo đến thưởng thức pháo hoa.

Lúc này những chiếc thuyền hoa đã bắt đầu xuất phát. Thuyền hoa sẽ tiếp tục diễu hành hàng dọc từ tại cầu Rồng, chạy về hướng biển, quay đầu ở cầu Thuận Phước và tập kết hàng ngang tại cầu sông Hàn trước giờ khai pháo...

Du lịch, GO! - Theo Infonet, VnExpress
Link to full article

Hội chợ du lịch quốc tế thành chợ giảm giá

Hoi-cho-du-lich-quoc-te-thanh-cho-giam-gia

URL: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/118041/hoi-cho-du-lich-quoc-te-thanh-cho-giam-gia.html


Link to full article

Du lịch tiếp tục xin nới lỏng thị thực

Du-lich-tiep-tuc-xin-noi-long-thi-luc

URL: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/95076/


Link to full article

Dừng việc bán tour đưa khách vào hang động Sơn Đoòng

Dung-viec-ban-tour-dua-khach-vao-hang-dong-Son-Doong

URL: http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/177061/Dung-viec-ban-tour-dua-khach-vao-hang-dong-Son-Doong.html


Link to full article

Du lịch Nam Mỹ (Kỳ 1) - Thành phố Cuzco

>> Chương trình tour Nam Mỹ tham khảo>> Video du lịch Nam Mỹ>> Những hình ảnh đầu tiên về đất nước Nam Mỹ


Với 1 diện tích khiêm tốn (khoảng 10 km2), thàh phố Cuzo, thủ phủ của tỉnh Cuzo
ngày nay, là bảo tàng sống của người Inca, nơi từng chứng kiến nhiều
cuộc chiến tranh đẫm máu, khốc liệt. Người Inca tin rằng thủ đô của họ
là trung tâm của vũ trụ, được hình thảnh bởi thần mặt trời Inti.
Link to full article

Đường hầm bí ẩn dưới đền Bà Chúa Kho

Các cụ ngày xưa kể lại rằng núi có một đường hầm để Bà Chúa vận chuyển lương thực từ sông lên kho. Sau này qua các triều đại phong kiến, đường hầm này vẫn được tiếp tục sử dụng để đánh lại quân xâm lược phương Bắc. Dấu tích còn để lại đến ngày nay là những phiến đá to, những bức tường cát bi kéo dài, phân nửa chìm dưới lòng đất (xây bằng cát bi và một loại keo dính hỗn hợp).

Đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng? 

Đền Bà Chúa Kho ở Cỗ Mễ (Phú Ninh, Bắc Ninh) được người dân biết đến như một "ngân hàng địa phủ" lớn nhất và uy tín nhất cả nước.

Theo tục thì vay đầu năm trả cuối năm, vì thế cứ vào những ngày đầu năm người dân khắp cả nước lại về nơi đây cầu mong có một năm nhiều tiền lộc, no đủ. Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076.

Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... (nay thuộc xã Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh) vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ Nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077).

Suốt nhiều năm nay, nơi đây vẫn được coi là mảnh đất thiêng và được người dân khắp cả nước đến cúng bái, lễ lạt.

Thế nhưng ít ai biết ở dưới núi có một đường hầm, chỉ cách điện thờ Bà Chúa chừng 1,5m. Đây là đường hầm có kết cấu hình mái vòm nằm lùi sâu trong chân núi, chỗ cao nhất của đường hầm là gần 2m, chỗ thấp nhất cũng gần 1m8.

Nhiều người dân sống quanh đây kể rằng, đường hầm đã bị bỏ quên từ rất lâu, và trong đường hầm có rất nhiều rắn.

Nghe vậy, những gai ốc trên người tôi bỗng nổi lên. Nhưng máu tò mò đã thôi thúc tôi tìm đến ông Nguyễn Ngọc Thủy (người của ban di tích) và nhờ ông dẫn đường.

Dù đã chuẩn bị hai cái đèn pin và vài cây nến bằng nửa cổ tay tôi vẫn run run khi bước chân qua bức tường chắn đường hầm đã bị ai đó làm đổ.

Vừa mới bước vào đường hầm, một mùi ẩm mốc, ngai ngái đã bốc lên khiến chân tôi chùn lại. Xung quanh cửa hầm, mạng nhện giăng kín như từ lâu lắm không có ai ghé qua.

Bước sâu vào bên trong thì thấy đường hầm được xây khá kiên cố, bên trong lát gạch đỏ có chỗ trát bê tông. Do bị bỏ hoang quá lâu nên trên nền đường hầm gạch vữa sụp đổ ngổn ngang, bùn đất nhão nhoét.

Càng đi vào trong thì đường hầm càng bằng phẳng, cách cửa đường hầm khoảng 200m về phía bên tay trái vẫn còn một phòng cao chừng 2m, rộng 3m. Bên trong phòng có một bàn làm việc bằng bê tông. Nhiều đoạn trong đường hầm bị hỏng nhô ra những phiến đá hình thù khá đẹp.

Nói về đường hầm này với vẻ thành kính, bác Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ hưu trí ở Cổ Mễ, Bắc Ninh cho biết, từ đời bố của bác cũng không biết đường hầm này có từ khi nào.

Mọi người đều nói đường hầm do Bà Chúa Kho xây dựng. Trong cuộc chiến trống quân xâm lược nhà Tống, bà đã đứng ra xây dựng nhà kho, tích trữ lương thực để đánh quân xâm lược.

Núi kho là nơi được bà lựa chọn để tích lũy lương thực. Đường hầm chính là do bà cho xây dựng để vận chuyển lương thực từ bờ sông Như Nguyệt lên nhà kho của mình một cách dễ dàng và không bị địch phát hiện.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy (Ban di tích đền Bà Chúa Kho) cho biết: "Các cụ ngày xưa có kể lại rằng núi có một đường hầm để Bà Chúa vận chuyển lương thực từ sông lên kho.

Dấu tích còn để lại đến ngày nay là những phiến đá to, những bức tường cát bi kéo dài, phân nửa chìm dưới lòng đất (xây bằng cát bi và một loại keo dính hỗn hợp). Bức tường này vẫn còn ở trên đồi. Đến thời Pháp, chúng xây dựng kiên cố hơn và tồn tại cho đến ngày nay".

Một số người lại cho rằng đường hầm này, xưa, do giặc phương Bắc đào để chứa vàng cướp được của dân ta. Một số khác lại cho rằng thực chất đây là một đường hầm xuyên núi có từ thời Pháp - Nhật giao tranh.

Một cụ già cao niên trong làng chia sẻ từ thời ông lên 9, lên 10, mỗi lần ra đây thả trâu tôi thường đốt đuốc đi vào trong để bắt dơi, bắt chuột nhưng không bao giờ dám đi hết đường hầm vì càng đi sâu vào trong càng khó thở... thành ra đường hầm vẫn là một nơi rất kỳ bí.

Quân giặc không dám phạm đến mảnh đất thiêng

Theo sách sử còn ghi rằng, vào đầu thế kỷ 19, thực dân pháp xâm lược Việt Nam. Trong những ngày chiếm đóng, chúng mở cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để vơ vét của cải vật chất.

Nhà máy giấy Đáp Cầu được xây dựng năm 1913 ngay cạnh sông Như Nguyệt sát Núi Kho nằm trong kế hoạch ấy của chúng. Nhưng những năm 40 của thế kỷ 19 Nhật nhảy vào cạnh tranh với Pháp, chúng muốn hất cẳng Pháp tại Việt Nam và Đông Dương.

Cuộc chiến giữa Pháp và Nhật căng thẳng. Bắc Ninh không nằm trong ngoaị lệ, đường hầm được Pháp chọn làm nơi che giấu sĩ quan nhân viên cấp cao của chúng ở khu vực và công nhân nhà máy giấy Đáp Cầu mỗi khi quân Nhật càn quét tới.

Khi Pháp rút đi thì Mỹ lại xâm lược Việt Nam. Năm 1972, chiến tranh ác liệt, người dân Cổ Mễ phải sơ tán lên Núi Kho. Và chính đường hầm rộng, sâu nên chứa được rất nhiều người, nhờ đường hầm mà cả làng thoát được những trận mưa bom bão đạn.

Cũng nơi đây còn là nơi ghi dấu nhiều chiến công hiển hách. Trận địa pháo cao xạ được xây dựng cấp tốc ngay chân núi Kho, đường hầm là nơi cất giấu vũ khí. Tại núi Kho quân ta đã hạ được nhiều máy bay của địch.

Tuy nhiên có một điều lạ lùng xung quanh vùng núi Kho mà đến bây giờ mọi người vẫn không thể giải thích nổi. Trải qua hai cuộc chiến tranh, bom đạn của Pháp và Mỹ cày nát những vùng xung quanh thế nhưng nơi đây tuyệt nhiên không một quả bom rơi xuống.

Những đoàn pháo cao xạ khi chiến đấu ở đây cũng không hề bị một quả bom nào dội trúng, nhưng khi vừa bước qua quả đồi bên kia thì liền bị bom Mỹ dội ngay. Người dân tin rằng mảnh đất thiêng oai hùng khiến cho bom đạn của giặc không thể đụng tới. Chính Bà Chúa Kho đã che chở cho người dân khiến quân giặc không thể xâm phạm.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đăng Túc - Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Nguồn gốc của đường hầm này còn nhiều giả thiết khác nhau. Ông và một số nhà nghiên cứu thiên về giả thiết cho rằng đường hầm được xây dựng dưới thời Pháp thuộc. Sở cũng đang tiến hành một số thủ tục để nghiên cứu thêm về niên đại của đường hầm".

Du lịch, GO! - Theo Người Đưa Tin, Kiến Thức...
Link to full article

Leo núi Hòn Nhọn với "tour thổ địa".

“Trên đỉnh Hòn Nhọn có suối, hồ, đồi thông và một thác nước rất hùng vĩ nhưng rất ít người biết đến.
Còn ngủ đêm trên đó thì thật tuyệt” - lời mời gọi của mấy bạn trẻ ở Ninh Thuận khiến chúng tôi háo hức chuẩn bị chuyến leo núi hai ngày.

Tour của “thổ địa”

Chính các bạn “thổ địa” làm hướng dẫn viên. Và một điều đặc biệt nữa là chúng tôi sẽ ăn uống bằng những gì kiếm được trên đường đi.

Trời đẹp không ngờ và tại núi Hòn Nhọn (thuộc hai xã Nhị Hà và Phước Hà của huyện Ninh Phước) thời tiết hầu như lý tưởng để dã ngoại với nắng nhẹ, cao nhất 30 độ C.

< Dừng chân ở Đá Máng.

Ba thanh niên Nhị Hà là Nguyễn Hồ Hải Âu, Nguyễn Trần Thuận, Trần Quốc Bảo làm hướng dẫn viên "thổ địa” và chúng tôi bước vào rừng trong sự... ngờ vực của dân làng (chắc đi được vài bước sẽ bỏ về !) và dân sơn tràng (có lẽ đi kiếm gì đó trong rừng chứ hồi nào giờ chưa thấy ai vào đó chơi cả!).

Nhưng những bất ngờ kỳ thú và sự thành thạo của các thổ địa đã khiến chuyến đi diễn ra như mong đợi. Hết chui qua những lối đi rậm rạp lại leo bằng cả chân tay trên những mỏm đá dốc đứng.


< Lan nở hoa.

Đúng lúc mệt mỏi nhất thì một chỗ nghỉ chân tuyệt đẹp hiện ra. Đó là hồ Đá Máng như một viên ngọc lục bảo ai đó đánh rơi trên sườn núi.

Là đồi thông reo vi vu mời gọi. Là đồng cỏ tranh rậm rạp mà để luồn qua chúng tôi phải giơ tay lên như đầu hàng, nếu không sẽ bị chúng cứa rách mặt… Và điều đặc biệt là chỉ một con suối chảy từ trên núi xuống thôi nhưng phải lội qua tới... năm lần vì đường đi zíc zăc của nó.

Trải nghiệm

< Cây nắp ấm ăn côn trùng.

Buổi trưa dừng chân bên suối cũng là lúc câu cá, hái măng rừng về nấu ăn. Cá lóc, cá bống thật nhiều, nhỏ bằng hai ngón tay nhưng vị thơm ngọt của chúng thì hơn hẳn cá đồng bằng. Măng xào với tép suối thì khỏi chê bởi sự tươi ngon. Rồi đun nước pha trà cộng với vài lát gừng đủ làm yên bụng người đi rừng…
Con suối cũng chảy dưới chân một thác nước hùng vĩ cao như một tòa nhà mười tầng mà người dân ở đây gọi là thác Bay. Quốc Bảo cho biết vào mùa mưa, nước trên cao đổ ào ào xuống như đang bay vậy.


< Nấu cơm bên suối.

Đêm đến giữa rừng mới thật là huyền ảo. Một cái lán bên bờ suối của dân sơn tràng là nơi chúng tôi mắc võng. Một tảng đá bằng giữa suối trở thành nơi lý tưởng để mở tiệc đêm với món cá lóc nướng ngon như chưa bao giờ. Và thật ngạc nhiên là không hề có một con muỗi nào. Anh Hồ Thanh Luân - hướng dẫn viên du lịch đi cùng chúng tôi - giải thích: “Ở đây có rất nhiều gián đất (nhìn hơi giống con mối) mà ở đâu có loại này thì muỗi không dám bén mảng”.

Đó cũng là một trong vô số những điều kỳ thú hay ngỡ ngàng của chuyến đi này. Bởi ở đây chúng tôi đã lần đầu tiên được sờ tận tay những cây nắp ấm chuyên bẫy côn trùng ăn thịt. Rồi ngắm những chú chim đỏ rực trên cành, trầm trồ với những loại quả lạ lùng màu xanh ngọc, màu tím miên man, xuýt xoa với một giò địa lan nở tinh khôi trên gốc cây già cỗi…


< Cá lóc suối.

Cả cảm giác xót xa vì những mảnh rừng bị tàn phá, nhất là những cây thông bị khoét sâu đến chết để lấy nhựa. Nhưng đó cũng là lúc chúng tôi hiểu được sức sống mãnh liệt với những lý lẽ riêng để tồn tại của rừng. Trong khi bao nhiêu gỗ quý đã bị chặt gần hết thì tại đây vẫn còn những thân cây cao vút và to tới ba bốn người ôm.
Sao chúng vẫn chưa bị đốn? Anh Hải Âu cho biết: “Đây là những cây a bắc, rất cứng nên lâm tặc không đụng vào bởi cưa rất lâu và cũng khó để xẻ làm các đồ dùng bằng gỗ”.

Trong rừng đêm, khi chúng tôi nằm yên bên đống lửa cũng là lúc vạn vật cất tiếng. Tiếng muông thú gọi nhau lúc bên tai lúc xa vời. Hàng vạn vì sao nhấp nháy trên trời trong lúc hồn thiêng của núi rừng thả sức đi mây về gió, ttiếng suối thì róc rách mãi như bài ca vô biên của thiên nhiên. Cứ thế miên man nghĩ, còn bao nhiêu nơi đẹp một cách ngạc nhiên như Hòn Nhọn và rất ít người biết đến ở nước mình?

< Thác Bay.

Ninh Phước cách biển Ninh Chữ hay biển Cà Ná chừng 20km. Thử tưởng tượng bạn leo núi Hòn Nhọn, ngủ rừng hai ngày, rồi sau đó mang cả một balô ngập tràn cảm xúc cùng đôi chân đã mỏi rã rời xuống đùa với sóng biển cho trọn cuộc vui thì còn gì tuyệt vời hơn?

Đời con người ta thường có những dự định cho những công việc phải làm, những nơi muốn đến, những con đường muốn đi qua, những ước mơ cần thực hiện và những cảm giác mong muốn được trải nghiệm… Chuyến đi rừng hai ngày và ngủ đêm trên núi Hòn Nhọn là một cảm giác trải nghiệm thật khó quên như thế.

Du lịch, GO! - Theo Vũ Thanh Bình (báo Tuổi Trẻ), Phuot.vn
Link to full article