Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

20 di sản đẹp nhất thế giới (Phần 2)

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Lần này tiếp tục mời các bạn viếng thăm 10 di sản nữa của thế giới. Đó là những di sản nào?

(ICTPress) - Ở phần 1, chúng tôi đã giới thiệu 10 di sản đẹp nhất thế giới.

Đó là: Angkor, Campuchia; Acropolis, Hy Lạp; Bagan, Myanmar; Quần đảo Galápagos, Ecuador; Công viên quốc gia Göreme và các khối đá Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ; Rạn san hô Great Barrier, Australia; Hampi, Ấn Độ; Công viên quốc gia Iguazu, Brazil và Argentina; Công viên quốc gia Los Glaciares, Argentina; Machu Picchu, Peru

Lần này tiếp tục mời các bạn viếng thăm 10 di sản nữa của thế giới.

Mont-Saint-Michel, Pháp

Ở một hòn đảo nhỏ ở bờ biển Normandy, ngôi làng vững chắc này được xây dựng theo hình dáng phong cách Gothic dòng thánh Benedict dành riêng cho thiên thần thánh Michael xuất hiện nổi trên đại dương nếu xem từ một góc đặc biệt ở ngọn sóng cao. Mặc dù các nền tảng bờ cát không ổn định, ngôi làng nhỏ bé đẹp như tranh này đã tồn tại từ thế kỷ 11.

Để đến Mont-Saint-Michel, bạn có thể đi xe buýt hoặc đi tour từ Rennes và Saint-Malo và cũng có thể ở lại một trong những khách sạn nhỏ của Mont-Saint-Michel.

Để biết thêm thông tin bạn hãy xem trang web du lịch Normandy.

Petra, Jordan

Nằm ở vị trí chiến lược giữa Biển Chết và Biển Đỏ, Petra được xem như là thủ đô của vương quốc người Nabataen  từ thế kỷ 6 trước công nguyên. Sau khi bị Đế chế La mã xâm chiếm và bị lãng quên vào thế kỷ 2 sau công nghệ sau một vụ động đất kinh hoàng làm tê liệt hệ thống quản lý nước tiên tiến, thành phố sa mạc này bị xói mòn do đá vôi đỏ hồng vẫn là một trong những đại danh khảo cổ học quan trọng nhất của thế giới.

Bạn có thể đi các tour du lịch ngày/đêm từ thủ đô Amman của Jordan và thành phố cảng Aqaba. Bạn cũng có thể tổ chức các tour từ Ai Cập, và thị trấn resort Israel của Eilat. Để ở dài hơn, thì hãy ghé qua Wadi Musa, thị trấn bên cạnh Petra.

Để biết thêm thông tin bạn hãy viếng thăm trang web du lịch Jordan.

Các kim tự tháp Giza, Ai Cập

Gồm các cánh đồng kim tự tháp từ Giza đến Dahshur, gồm tượng nhân sư lớn huyền bí, Vương quốc Ai Cập cổ được xem nhà là 1 trong 7 công trình của thế giới thời đại Hellennistic, và vẫn còn những nét khắc vẽ trong danh sách  ban đầu còn lại cho tới nay. Được bảo tồn nguyên trạng, hàng chục lăng tẩm được vùi dưới bóng các kim tự tháp nổi tiếng đã mang đến cho các nhà khảo cổ một cái nhìn về một trong những dân cư thú vị nhất thế giới.

Cách Tây Nam Cairo dọc sông Nile 25km, khu vực Kim tự tháp Giza thường được các du khách viếng thăm bằng một tour ngày từ thủ đô Cairo, Ai Cập. Thông tin cụ thể ở trang web du lịch Ai Cập.

Rapa Nui, Chile

Hòn đảo Easter hay Hanga Roa như được gọi trong ngôn ngữ bản địa, là một hòn đảo xa xôi nhất hành tinh. Được hình thành từ đất bazan cứng trong thế kỷ 13 đến 16, nhóm hơn 800 công trình kỷ niệm đá đồ sộ được biết đến là moai rải rác khắp vùng núi lửa là di sản của xã hội người Polynes, định cư ở đây khoảng 300 năm sau công nguyên.

Trong khi có thể đến quần đảo Easter bằng đường hàng không Tahiti, phần lớn khách du lịch chọn chuyến bay 5,5 giờ từ Santiago, Chile. Bạn có thể biết thêm thông tin ở trang du lịch Chile - trang web du lịch Chile.

Công viên quốc gia Serengeti, Tanzania

Nằm ở phía Bắc Tanzania và gần với Kenya, nơi khu vực bảo tồn này được biết đến là Masai Mara, thảo nguyên điển hình cho sự di cư của 2 triệu hươu cao cổ và linh dương gaze sau những động văn ăn thịt, tìm kiếm thức ăn và nước. Đây là sự di cư lớn còn lại trên thế giới.

Dù các mùa mưa ngắn trong hai dịp tháng 10/tháng 11 và tháng 3/tháng 4, Serengeti, nhưng khách du lịch có thể đến được đây bằng các chuyến bay qua sân bay Kilimanjaro hay Nairobi quanh năm.

Để biết thêm thông tin du lịch bạn hãy viếng thăm trang web Audley Travel.

Sigiriya, Sri Lanka

Được cho là địa danh đẹp nín thở còn lại trong trục tam giác văn hóa của nước này, thành phố cổ Ceylon đã có dân sinh sống từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Cũng nổi tiếng là núi sư tử vì sinh vật lớn có vuốt khoét đá dòng theo cầu thang dẫn tới những phần còn lại của một chỗ chắc chắn được xây dựng trên đỉnh cao 370m, địa danh này có một loạt các bức tranh vẽ trên tường và có những dòng chữ tuyệt đẹp gọi là graffiti Sigiri, một trong những chữ cổ nhất của ngôn ngữ Sinhalese.

Từ trung tâm Sri Lanka phải đi mất 2 đến 3 giờ bằng xe buýt địa phương từ thành phố Kandy (qua Dambulla, trung tâm của khu hang động lớn). Bạn cũng có thể tổ thức tour hay lái xe cá nhân từ Kandy.

Thông tin du lịch bạn có thể tìm thấy ở trang web du lịch Sri Lanka.

Tulum, Mexico

Còn lại ít nhất 30 tàn tích của người Maya rải rác khắp Mexico và Trung Mỹ. Từ Chichen Itza đến Palenque, Calakmul đến Tikal, ít nhiều đều hết sức hấp dẫn. Nằm ở một vách đá nhìn ra những dòng nước màu ngọc lam của biển Caribe, Talum là một trong những thành phố cuối cùng được người Maya xây dựng và sinh sống, được khoảng 70 năm sau khi người Tây Ban Nha bắt đầu xâm chiếm Mexico vào đầu thế kỷ 16.

Cách thị trấn Yucatan Peninsula vài phút lái xe, tàn tích có thể đi đến dễ dàng này cách thị trấn lớn hơn Playa del Carmen 60km, và hơn 60km từ Cancun. Để có thêm thông tin bạn hãy viếng thăm trang web du lịch Mexico.

Valletta, Malta

Được cai trị thành công qua các thời kỳ người Phoenici, Hy Lạp, Carthaginians, La mã, Byzantines, Ả rập và cấp bậc hiệp sỹ St. John, mà về sau chịu trách nhiệm xây dựng thành phố ở thế kỷ 16, Valletta là một trong những địa danh sinh sống ngoại ô đặc biệt của thế giới được bảo tồn nguyên trạng. Ở trong một khu bán đảo chắc chắn nhưng nhỏ bé, địa danh này gồm 320 công trình kỷ niệm, trở thành một trong những vùng lịch sử tập trung nhất của thế giới.

Bạn có thể đến Malta, Ở phía Nam Sicily, bằng các chuyến bay khắp châu Âu. Bạn có thể trọ ở Valletta, nhưng nhiều khách du lịch có thể đến các khu resort bãi biển của quốc gia nhỏ bé này. Thông tin du lịch, bạn có thể xem trang web du lịch Malta.

Venice và phá Vanice, Italia

Italia là quốc gia có nhiều di sản thế giới trên nước hơn bất cứ nước nào. Được hình thành vào thế kỷ 15 và trải dài 118 đảo nhỏ, Venice là một tuyệt phẩm kiến trúc kỳ thú mà ở đó thậm chí những tòa nhà nhỏ bé nhất cũng lưu giữ những tác phẩm của những họa sỹ tên tuổi của thế giới như Giorgione, Tintoretto, Titian và Veronese. Với việc đi lại qua các con kênh bằng thuyền gondola, Venice vẫn là thành phố dành cho khách đi bộ duy nhất trên thế giới.

Bạn có thể đến Venice bằng các chuyến bay đến các sân bay gần đó là Marco Polo và Treviso, trong khi tàu có thể đến nhà ga Venezia Santa Lucia ở phía Tây thành phố.

Để biết thêm thông tin, bạn có thể viếng thăm trang web trang web du lịch Italia.

Công viên quốc gia Yellowstone, Mỹ

Về sự đa dạng, Công viên Yellowstone là một trong những “kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất của Mỹ. Với diện tích 9000 km2, công viên quốc gia đầu tiên của thế giới này có một nửa các đặc điểm địa nhiệt nổi tiếng của thế giới và là nơi trú ẩn của một loạt các sinh vật hoang dã gồm gấu xám Bắc Mỹ, sói và bò rừng bizon.

Cách Jackson Hole 1000km, Wyoming, trung tâm cảng hàng không gần nhất, công viên quốc gia Yellowstone có 5 cổng vào chính. Phần lớn khách du lịch thích chọn cách lái xe vòng quanh công viên, cắm trại trên đường. Thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tham khảo trang web du lịch Wyoming.

T. Dương (Nguồn: CNN)

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Link to full article

Làng Hòa Vân (cũ) bây giờ ra sao?

Thôn Hoà Vân (còn gọi là “làng Vân”) là một dải cát vàng như vầng trăng lưỡi liềm nằm dưới chân đèo Hải Vân hướng ra vịnh Đà Nẵng. Đây nguyên là nơi sinh sống biệt lập của những người bị bệnh phong ở Đà Nẵng và nhiều địa phương miền Trung từ nhiều thập kỷ trước. Từ cuối tháng 8 năm 2012, thực hiện chủ trương của lãnh đạo TP Đà Nẵng, toàn bộ số cư dân tại đây đã được đưa vào bố trí tái định cư trong đất liền để hoà nhập với cộng đồng.

Là một bán đảo nép mình dưới chân đèo Hải Vân với những bãi cát mịn màng, nước biển trong xanh và cảnh quan thơ mộng tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, làng Vân vẫn còn giữ nguyên nét hoang sơ, tĩnh lặng do đi lại cách trở dù nơi đây “không quá gần, chẳng quá xa” so với trung tâm TP Đà Nẵng.

< 'Quá giang' một đoạn đường xe lửa để ra làng Vân.

Vì vậy mà nơi đây đã trở thành vùng đất được nhiều nhà đầu tư nhòm ngó, song không phải ai cũng đủ sức động vào. Cách đây 5 – 6 năm, một tập đoàn Mỹ (tập đoàn Oaktree) đã đến gợi ý về con số được xem là “khủng nhất Việt Nam” thời điểm đó – 5 tỉ USD. Thế nhưng do những cơn sóng khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu giai đoạn 2007 – 2008 nên ý tưởng táo bạo đó đã không thành hiện thực.

< Con đường về làng Vân vẫn thế, như xuyên qua một khúc rừng sâu thẳm.

Tháng 10/2011, Công ty cổ phần Vinpearl ký với UBND TP Đà Nẵng thoả thuận nguyên tắc đầu tư “Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí tổng hợp Làng Vân” gồm 15 hạng mục cơ bản như tổ hợp khách sạn và khu nghỉ dưỡng 5 sao hơn 1.000 phòng; quần thể căn hộ và biệt thự cao cấp; khu trò chơi đặc biệt có thưởng dành cho người nước ngoài; tổ hợp thương mại và dịch vụ, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf và tổ hợp thể thao dưới nước; bến du thuyền, bến tàu du lịch; khu đậu đỗ máy bay trực thăng, thủy phi cơ…

< Hơn 100 căn nhà liền kề của tái khu tái định cư, mỗi căn có diện tích 72 mét vuông giá trị ước tính lúc ấy hơn 100 triệu đồng. Người dân làng phong hiện nay chinh thức ở tại tổ 14 Phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu.

Theo thoả thuận đã ký kết, số vốn đầu tư cho dự án này cũng lên đến 5 tỉ USD trên diện tích khoảng 1.065ha mặt đất và 500ha mặt nước. Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, với mục tiêu hoàn thành giai đoạn 1 (vốn đầu tư khoảng 1 tỉ USD) và dự kiến đưa vào hoạt động những công trình đầu tiên vào năm 2015. Đến năm 2020, sẽ hoàn tất toàn bộ dự án.

Tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn sau khi dự án này được ký kết, đã xuất hiện những thông tin về việc có quặng titan tại khu vực làng Vân. Trong thời gian qua, lực lượng chức năng đã nhiều lần phát hiện, triệt phá các đối tượng khai thác trái phép. Thế nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn, có nguy cơ phá hoại cảnh quan, môi trường của một khu vực được lãnh đạo Đà Nẵng xem là “cô gái út” và chỉ chọn gả cho những chàng trai “môn đăng hộ đối”!

Đêm 6/5/2013, lực lượng dân quân của phường Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã triệt phá một điểm khai thác quặng titan trái phép tại Gành Chùa (ở thôn Hòa Vân) thuộc dự án du lịch Làng Vân với vốn đầu tư lên đến 5 tỉ USD.

< Lực lượng chức năng phường Hoà Hiệp vừa phát hiện xà lan vận chuyển titan…

Tại đây lực lượng chức năng đã tạm giữ 1 xà lan vận chuyển, 1 máy nổ và nhiều ống nước. Các đối tượng tham gia khai thác đã bỏ chạy khi phát hiện lực lượng chức năng. Trước đó, ngày 16/4, cũng tại địa điểm này, tổ quy tắc đô thị, công an và quân sự phường Hoà Hiệp Bắc cũng đã tổ chức truy quét các đối tượng khai thác trái phép titan, thu giữ 1 máy hút nước, ống nhựa, xẳng, bạt che… dùng làm phương tiện khai thác.

< ... cùng máy nổ, ống nước… của các đối tượng khai thác trái phép quặng titan.

Theo UBND  Hoà Hiệp Bắc, các đối tượng khai thác trái phép titan tại Hoà Vân chủ yếu là dân ngoài địa phương. Hiện UBND phường đang phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành xử lý vụ việc, kiên quyết ngăn chặn triệt để tình trang khai thác quặng titan trái phép tại đây.

Làng biển Hòa Vân sẽ là nơi lý tưởng của ngành du lịch khi không chỉ có khu nghỉ dưỡng, bến du thuyền, có đường giao thông, mà còn có thể có cả cáp treo nối từ thành phố. Vậy nhưng, dự án du lịch không biết đã ra sao... nhưng Hòa Vân bây giờ vẫn còn hoang sơ như chưa được ai sờ mó đến ngoại trừ những kẻ khai thác titan lậu.

Ta quay lại làng Hòa Vân vì sợ một ngày nào đó nó sẽ mất đi, vì sợ một mảng ký ức yên bình sẽ không còn nữa. Chuyến đi về làng biển này là lần thứ 3, có thể cũng là chuyến đi cuối cùng cũng để lại cho mỗi người những dư âm thú vị. Chắc chắn sẽ còn nhiều thứ để nói hơn là một chuyến đi và tất nhiên ngoài những cảm nhận của riêng mỗi người thì điều duy nhất còn sót lại của một thoáng làng Vân chắc chắn không thể khác hơn là những tấm hình ngày xưa.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Infonet, YuMe và nhiều nguồn khác.
Link to full article

Chinh phục thác Tà Gụ

Nếu chọn con đường có những bậc thang dọn sẵn, hay đơn giản leo lên một chiếc xe máy lạnh, bạn sẽ không gặp thác Tà Gụ bởi ngọn thác này mới được khám phá nhưng “rất đáng đồng tiền bát gạo” khi đến đây...

< Thác Tà Gụ ở Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.

Cho đến nay, ngọn thác này vẫn chưa hề có tên trong bản đồ du lịch của tỉnh Khánh Hòa, hình như cũng chưa hề có công ty nào tổ chức tour du lịch đến đây. Tuy nhiên, đối với những người thích “phượt” thì đây mới chính là du lịch “bụi” đúng nghĩa.

Balô lên vai, mang theo đồ ăn thức uống, phương tiện đi rừng, lên đường. Khi đã đến nơi, bạn mới thấy sự mê hoặc của ngọn thác này. Khi đôi chân phải trườn lên từng mỏm đá, bám vào từng rễ cây để chạm gặp mới thấy giá trị của sự khám phá một cánh rừng nguyên sinh, một ngọn thác xưa nay chưa có dấu chân người.

Quà tặng từ thiên nhiên

< Bao vất vả trên đường đi sẽ được tưởng thưởng xứng đáng trong làn nước mát.

Thác Tà Gụ thuộc xã Sơn Hiệp, huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Từ thành phố Cam Ranh rẽ theo tỉnh lộ 9, băng qua ngọn đèo Khánh Sơn lãng mạn không thua gì đèo Ngoạn Mục (quốc lộ 27A từ Phan Rang lên Đà Lạt), khoảng 40 cây số là tới thị trấn Tô Hạp, trung tâm huyện Khánh Sơn.

Không hề có một bảng chỉ đường cho biết thác Tà Gụ ở đâu nên chắc ăn nhất là hỏi người dân địa phương. Đôi khi thấy bạn lạc đường, người dân sẽ bảo: “Anh, chị đi thác Tà Gụ phải không? Hãy đi lối này”. Không ít lần tôi đã gặp những người dân nhiệt tình như thế, để một lần được in dấu chân mình lên ngọn thác hoang sơ này.


< Đẹp và lãng mạn trước ống kính.

Trên đường đi, bạn có thể dừng chân ở cầu Apa Bưởi để ngắm con suối chảy ngược độc đáo. Có thể thấy rõ nước chảy từ thấp lên cao mà đến giờ không ai giải thích được tại sao.

Thác Tà Gụ còn có tên là thác Ngà Voi. Tên Tà Gụ bởi nước thác chảy vào con suối cùng tên. Câu chuyện gắn liền với thác được người già ở đây kể lại: từ xa xưa nơi đây có dòng suối với hoa nở bốn mùa, nước trong xanh. Các nàng tiên trên trời bay xuống tắm gội dưới suối, rồi lên đỉnh núi cao xõa tóc dài hong khô. Nàng tiên Út vì mải mê vui chơi không về kịp, cửa trời đóng lại, đành ở lại trần gian mà hóa thành ngọn thác. Ngọn núi vời cao mà ngọn thác chảy xuống như một chiếc ngà voi có tên rất đẹp: núi Chalo.

Nơi chốn của người thích khám phá

Thật ra thác Tà Gụ được biết đến nhiều chỉ hơn một năm nay khi có nhiều bạn trẻ lên đây khám phá bằng xe máy. Không thể phủ nhận đến thác Tà Gụ là một cuộc mạo hiểm thật sự. Con đường đi xuống bên dưới rất nguy hiểm. Vách đất lở, những rễ cây nhô ra, người mạo hiểm cứ níu rễ cây, chân tìm những mô đất nhô ra mà leo xuống tới bờ thác.

Khi tới nơi chỉ thấy đá tảng giăng đầy, phải vượt qua những mỏm đá để đến bên kia suối. Những hòn đá ở đây rất trơn trượt, vì thế nhiều người đi trước đã cố tình thả những cành cây tre lớn cho người đi sau vịn vào đó mà qua. Cách đơn giản hơn là cứ xắn quần lội nước vì mực nước chưa tới một mét.

Sau khi qua bên kia bờ, lại đi men theo con đường rừng do người đi trước mở ra cho rộng. Con đường nhỏ bề rộng chừng nửa mét rất khó đi, lúc lên cao lúc xuống thấp, nhiều khi phải bám rễ cây mà leo. Cuối cùng tới vách đá. Việc khó khăn nhất chính là leo xuống vách đá ở độ cao 5m để chinh phục thác Tà Gụ. Có nhiều người bỏ cuộc, chỉ ngồi ở những tảng đá từ xa mà ngắm nhìn vì không dám leo xuống vách đá.

Chạm tới thác Tà Gụ có lẽ bạn sẽ thấy khác với những ngọn thác bạn đã từng tới. Dòng nước trắng xóa bung mình chảy không ồn ã, đổ xuống một hồ nước rộng chừng 200m2. Bên cạnh hồ nước là một mỏm đá cao chừng 6m, nhiều người hồn nhiên chọn làm nơi nhảy xuống hồ. Ở đây còn nhiều cây rừng nguyên sinh, nhiều bãi đá bằng phẳng có thể làm nơi nghỉ chân rất thoải mái. Ngồi đó vừa thưởng thức những món ăn đem theo vừa ngắm thác thì còn gì bằng.

Điều đáng tiếc là gần thác Tà Gụ vẫn chưa có dịch vụ nào phục vụ du khách, cũng chưa có một phương tiện công cộng nào đưa khách đến đây. Vì thế, những ai muốn khám phá phải chuẩn bị tư trang thật chu đáo. Nếu muốn qua đêm ở đây thì quay lại buôn làng cách đó chừng 5km ngủ nhờ nhà người dân và có thể mua gà rồi tự nướng.

Dân dã nhưng là một trải nghiệm thú vị. Sự hấp dẫn của ngọn thác hoang sơ này rất đáng để bạn phải trải qua một ngày vất vả...

< Con suối này chảy ngược trong sự ngạc nhiên của du khách.

Thác Tà Gụ còn có tên là thác Ngà Voi Đá Đứng gắn liền với những truyền thuyết đặc sắc của dân tộc Raglai. Thác nằm trên dòng chảy của suối Tà Gụ, khởi nguồn từ núi Hòn Bà phía tây dãy Trường Sơn. Thác cao 40m, dựng đứng bên vách đá giống như chiếc ngà voi. Quanh năm thác đổ nước trắng xóa, hùng vĩ, đầy ấn tượng.

Toàn bộ khu vực thác, suối, núi rừng nguyên sinh nơi đây có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống, hình thành những cảnh quan thiên nhiên xanh đẹp, độc đáo, rất có giá trị cho du lịch sinh thái. Năm 2009, thác Tà Gụ được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Hành trình chinh phục thác Tà Gụ
Thác Tà Gụ – Khánh Sơn – Khánh Hòa

Du lịch, GO! - Theo Khuê Việt Trường (Tuổi Trẻ Chủ Nhật), internet
Link to full article

Choáng ngợp ở Sapa

Nghe tin tôi đi chơi Sapa, bạn tôi hỏi đã rèn luyện thể lực từ trước chưa, chứ như bạn là phải chạy bộ trên cầu thang văn phòng cả tháng. “Gì mà ghê vậy” - tôi cười cợt. Vậy nhưng, trải qua 3 ngày ở Sapa, tôi thấm thía lời nhắc nhở của bạn, bởi những hoạt động như trekking, trèo đèo, lội suối, đều đòi hỏi thể chất dẻo dai.

Bản Cát Cát, nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Để rong chơi hết một vòng bản Cát Cát, ngắm cảnh núi non hùng vĩ và tìm hiểu cuộc sống của người dân tộc H’Mông thì bạn quẩn quanh trong đấy cả ngày cũng chưa hết chuyện. Bản Cát Cát nằm trong thung lũng, nhìn đâu cũng thấy núi non, mây trời, nên thăm thú bản Cát Cát nghĩa là bạn phải leo dốc bởi hơi tai đấy.

< Đường vào bản Cát Cát.

Người H’Mông ở bản Cát Cát vẫn giữ thói quen canh tác trên các nương, ruộng bậc thang và bảo tồn những nghề thủ công truyền thống như trồng, dệt lanh, thổ cẩm, chế tác trang sức bằng bạc…

< Một phụ nữ ở bản Cát Cát với những ngón tay bệt màu vì nhuộm vải.

Dọc theo những bậc thang dẫn vào bên trong bản Cát Cát đều có những quầy hàng lưu niệm, nơi người H’Mông dệt thổ cẩm, nhuộm vải, may thuê bằng tay nhiều sản phẩm tha hồ cho bạn chọn.

< Lối đi trong bản Cát Cát.

Chúng tôi mất nửa ngày thả mình trôi theo phong cảnh thơ mộng ở bản Cát Cát. Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, chúng tôi tiếc rẻ quay về vì còn phải “bảo dưỡng” đôi chân, chuẩn bị khám phá núi Hàm Rồng, Suối Vàng, Thác Tình Yêu, đèo Ô Quy Hồ và Cổng Trời.

< Hoa cỏ trên núi Hàm Rồng.

Núi Hàm Rồng ở “sát nách” thị trấn Sapa, địa hình với góc dốc trung bình khoảng 30 độ, nên chuyến du ngoạn này không làm cả nhóm phải thở dốc như ở bản Cát Cát.

< Từ Sân Mây nhìn xuống thị trấn Sapa.

Từ năm 1996, nơi đây được đầu tư thành khu du lịch Núi Hàm Rồng, dù vậy vẫn duy trì được nét hoang sơ của cảnh quan tự nhiên. Cũng là mây núi, nhưng Hàm Rồng có vẻ đẹp không thể trộn lẫn, nhờ nhiều loài hoa đua nhau tỏa hương sắc.

< Suối Vàng.

Càng lên cao, lối đi càng hẹp, có lúc, chúng tôi phải xoay nghiêng người để chui lọt qua hang, điều này càng làm mọi người hứng khởi vì trước mặt là đỉnh Sân Mây.

< "Nghịch" ở Suối Vàng.

Ở độ cao 1.800m, Sân Mây là “bãi đáp" đánh dấu nơi cao nhất của núi Hàm Rồng. Từ đây, nhìn xuống bên dưới, thị trấn Sapa như đang trôi lãng đãng giữa biển mây nhiều tầng, xa xa là đỉnh Fansipan.

< Thác Tình Yêu.

Để đến Hàm Rồng, chúng tôi cứ thủng thẳng đi bộ. Nhưng, muốn qua Thác Tình Yêu, Suối Vàng, đèo Ô Quy Hồ, phải thuê xe “ôm” do dân địa phương cầm lái, vì đường đi một bên là núi cao vực thẳm, bên kia là vách đá thực sự thử thách những tay lái “lụa”. Thác Tình Yêu và Suối Vàng đều nằm trong khu vực vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn.

Ngay cổng vườn là hai lối đi, một bên để chinh phục đỉnh Fansipan, bên còn lại là đường ra Suối Vàng. Thật lạ, vì nước suối trong leo lẻo mà luôn ánh lên màu vàng. Men theo dòng suối, chúng tôi gặp Thác Tình Yêu. Thác đổ xuống suối, tạo thành bồn tắm thiên nhiên êm ả. Cảnh trí nên thơ ở đây khiến trái tim du khách xao động khi nhớ lại truyền thuyết về chuyện tình của chàng trai Ô Qui Hồ và nàng tiên thứ bảy - vốn mê mải bồn tắm này mà vướng vào lưới tình.

< Từ Cổng Trời nhìn cảnh núi non hùng vĩ.

Sau hơn hai giờ tắm mình trong nắng gió, tiếng lá reo, tiếng suối róc rách của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn, cả nhóm trở ngược ra cổng vườn, lên xe đi tiếp đến Cổng Trời. Muốn thế, phải đi một đoạn đường đèo Ô Quy Hồ. Theo Wikipedia, đó là một trong những đường đèo dài, hiểm trở bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam, trải mình ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D, với 2/3 quãng đường thuộc Tam Đường (tỉnh Lai Châu) và 1/3 còn lại thuộc Sapa (tỉnh Lào Cai), đỉnh đèo chính là ranh giới giữa hai tỉnh, còn được gọi là Cổng Trời.

< Bay lên tại Cổng Trời.

Choáng ngợp và phấn khích là cảm giác của chúng tôi khi đến Cổng Trời. Mây trôi bồng bềnh trước mặt cứ như với tay chút nữa sẽ níu được mây, còn vực sâu hun hút và núi cao vời vợi lại tạo sự tương phản vừa đáng sợ vừa ma mị. Tít bên dưới, đường đèo Ô Quy Hồ hướng đi Lai Châu trông mỏng mảnh như một sợi chỉ trắng.

Đứng ở Cổng Trời nghĩa là bạn đang ở độ cao gần 2000m, gió thổi phần phật quanh mình, không hề có rào chắn giữa bạn và mây núi, vực thẳm. Cảnh tượng hùng vĩ, mênh mang ấy khiến ta như muốn bay vào không trung để được hòa cùng đất trời.

Du lịch, GO! - Theo Vĩnh Linh - Phương Trần (Phụ Nữ online)
Link to full article

Huyền bí rừng ma Vân Kiều

Ngược dòng Sê Pôn hùng vĩ, chúng tôi tìm về những cánh rừng bạt ngàn ngàn nằm phía tây Quảng Trị, nơi đó có các khu rừng ma của người Vân Kiều. Với đồng bào Vân Kiều, sự sống đã chất chứa bao điều huyền bí và sự chết của họ cũng có không ít lạ lùng khác thường. Nghĩa địa của họ là nơi bất khả xâm phạm mà người ta gọi là rừng ma với biết bao điều bí ẩn.

Lần đầu lên miền núi Quảng Trị vào thập niên 1980, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Lúc ấy nạn đốt rừng làm rẫy còn tràn lan. Đó là tập quán phát - đốt - cuốc - trỉa của đồng bào miền ngược, di chứng của lối sống du canh du cư từ cả ngàn năm trước.

< Từ ngoài nhìn vào rừng ma.

Nhưng có một điều lạ là bên cạnh những núi đồi bị đốt trụi lại có những cụm rừng nguyên sinh xanh thẳm nổi lên như một cù lao, thậm chí có những cánh rừng già cây cối cao vút um tùm như không hề có bàn tay con người đụng đến.

Thấy tôi ngơ ngác không hiểu, một cán bộ người Kinh giải thích đó là chỗ chôn người chết của đồng bào Vân Kiều. Người sống không dám lai vãng chứ đừng nói đến chuyện phá rừng, người ta gọi nôm na là rừng ma...

Chết là về với rừng

< Nhà của người Vân Kiều.

Nơi chôn cất người chết được người dân nơi đây lưu giữ từ ngàn đời nay hiện vẫn còn tồn tại nhiều phong tục kỳ lạ. Không quá đau xót hay luyến tiếc, với quan niệm từ xưa đến nay của người Vân Kiều giữa đại ngàn Trường Sơn thì chết là sự trở về với rừng, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới với đầy đủ mọi sinh hoạt. Rừng ma đối với người chết cũng giống như căn nhà sàn của người sống.

Những ngày cuối tháng 7, chúng tôi ngược từ thị trấn Khe Sanh về ngã ba Tân Long (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đi dọc đường biên tiến sâu vào khu rừng ma qua lời giới thiệu đầy hấp dẫn của những cư dân bản địa. Dòng Sê Pôn huyền thoại nhiều thác ghềnh chia đôi biên giới Việt-Lào cuồn cuộn như muốn nuốt chửng mọi thứ. Bên kia dòng Sê Pôn, những cánh rừng hoang vu thuộc tỉnh Savanakhet (Lào) trải dài hút tầm mắt. Bên này - nước Việt, khu đất thuộc xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là những khu rừng ma thâm u, huyền bí. Bên dòng Sê Pôn hùng vĩ chia đôi biên giới Việt - Lào có hàng chục khu rừng ma bí hiểm như vậy.

Vào rừng ma phải xin phép

Theo Pả Liên- một người dân sống hơn 50 năm ở khu vực biên giới này thì dọc con sông Sê Pôn có hàng chục cánh rừng ma. “Mỗi xâu (dòng họ) có một khu rừng ma riêng. Các khu rừng ma này vẫn còn mang đậm dấu tích của người Vân Kiều xưa với nhiều phong tục hết sức kỳ lạ. Nhưng muốn biết về sự bí hiểm, độc đáo của rừng ma thì phải nói đến xã A Dơi"- Pả Liên nói chắc chắn.

< Già làng Pả Chiến.

Đường vào bản Pa Roi, xã A Dơi không dễ. Dốc cao, vực sâu. Muốn vào tận nơi cũng phải mất vài giờ liền. Muốn vào rừng ma, trước hết phải xin phép người đứng đầu xâu. Người này có nhiệm vụ cai quản rừng ma của dòng họ mình. Phong tục của người Vân Kiều không cấm người lạ vào rừng ma dòng họ mình, chỉ cần trước khi vào phải xin phép trưởng xâu một tiếng.

Việc nói cho người đứng đầu xâu biết là để họ kiểm soát, tránh kẻ xấu làm động đến rừng ma của dòng họ. “Muốn gặp người đứng đầu xâu phải đến nhà từ sáng sớm, chứ các vị này mở mắt đã vào rừng và tối mịt mới về. Có khi họ ở trong các lán trại ngoài rừng cả tuần không về”. Lần theo chỉ dẫn của Pả Liên, chúng tôi tìm đến nhà Pả Chiến lúc trời còn tờ mờ sương. Mới sáng sớm mà bản làng vùng biên đã vắng tanh. Dân bản bảo mùa này họ dậy từ lúc ba, bốn giờ sang để tranh thủ thu hoạch sắn hay ra chợ huyện bán vài con gà, buồng chuối.    
                                                                                             
Buổi sáng, bản Pa Roi sương giăng kín cả vùng trời. Già làng Pả Chiến đón khách lạ với vẻ ngờ ngợ, cảnh giác. “Mày vào đây có việc gì, đã báo cho cán bộ biên phòng chưa? Chưa báo thì tau không cho vào rừng ma của tau đâu. Ở dọc sông Sê Pôn này nhiều bọn buôn lậu, kẻ xấu lắm. Tau sợ nó vào phá động rừng ma”.

Sau khi biết tôi muốn vào rừng ma qua lời giới thiệu của cán bộ biên phòng, già làng Pả Chiến xởi lởi tiếp và kể về truyền tích các khu rừng ma xưa của người Vân Kiều. Pả Chiến vui vẻ mời khách món măng rừng nấu cá suối rồi cùng mấy thanh niên bản nữa dẫn chúng tôi vào rừng ma.

Mục kích rừng ma

< Không ai được phép xâm phạm nên khu rừng ma còn lại rất nhiều cây gỗ lớn.

Thuở xưa, rẻo đất Pa Roi nép mình bên dòng Sê Pôn chỉ có lác đác vài khu rừng ma của người Vân Kiều bản địa. Sau đó, thấy vùng đất này bằng phẳng lại tốt tươi thuận lợi cho việc trồng cây sắn, nuôi con dê... nên người các nơi khác đổ về làm ăn sinh sống và định cư nơi đây ngày càng đông. Già làng Pả Chiến hồ hởi: “Đời con người có sinh có tử. Sau khi qua vùng đất mới, mỗi dòng họ kiếm một khu rừng để chôn cất khi có người trong dòng họ qua đời.

Hồi xưa, ở xứ này chỉ có ba, bốn khu rừng ma nhưng bây giờ nhiều lắm. Mặc dù không định rõ ranh giới nhưng một dòng họ được phần một vùng đất để chôn người chết”. Theo chỉ dẫn của người dân bản Pa Roi, chúng tôi men theo con đường tiến về tận sát mép bờ sông Sê Pôn để vào khu rừng ma. Từ đường cái vào khu rừng tuyệt nhiên không có một lối mòn. Sau khi vượt qua được tán cây bụi gai, không gian tối om u ám và lặng ngắt.

Xác người mới chôn bốc mùi tử khí rờn rợn. Pả Chiến cho biết ở trong khu rừng ma này ngẩng mặt lên trời bốn mùa vẫn không thấy mặt trời. Sở dĩ rừng không có đường đi là vì theo phong tục của người Vân Kiều sau khi chôn cất người chết họ không bao giờ trở lại ngôi mộ đó nữa nên không để lại lối mòn.          


< Đồ cúng cho người chết.

Càng tiến vào rừng ma của dòng họ Pả Chiến, hàng trăm ngôi mộ hiện ra, mỗi ngôi mộ là một mu đất nhỏ được đặt một viên đá làm dấu. Ở một vài khu bên cạnh, những mẻ sành chén bát bị hất tung lên mặt đất. Theo Pả Chiến, sở dĩ có tình trạng các vật dụng mà người sống chia phần cho người chết như ấm, chén bị nổi lên mặt đất là do xác người ở các khu mộ đó đã bị thú đào bới. Tục chôn người của người Vân Kiều hết sức đơn giản. Khi có người qua đời, họ chỉ ra rừng chọn một mô đất cao rồi đào huyệt mộ rất cạn bỏ xác người xuống và lấp lại rất sơ sài. Hầu hết các ngôi mộ đều nép mình bên một gốc cây lớn.

Rừng ma - chốn linh thiêng

Người Vân Kiều rất tự hào về khu rừng ma của xâu mình. Khu rừng của mỗi dòng họ rộng hẹp khác nhau. Có khu rộng vài hecta nhưng cũng có khu chỉ rộng vài trăm mét vuông. Theo quy ước thì người của xâu nào chết phải được chôn ở phần đất của xâu đó. Không ai được xâm phạm hay tranh giành phần rừng của người khác.

< Đây là chiếc bát cúng người ta để lại sau khi chôn người chết.

Người Vân Kiều quan niệm người chết là trở về với rừng, chốn linh thiêng nhất. Ở đó, người chết vẫn có một thế giới với đầy đủ mọi sinh hoạt. Cho nên họ mong cho khu rừng ma của dòng tộc mình được tốt tươi để những hồn ma đang “sống” ở đó được êm ấm. Họ bảo rằng rừng ma đối với người chết cũng giống như căn nhà sàn của người sống.

Người chết cũng mong được ở bình yên trong “căn nhà” của mình nên người sống không nên khuấy động, “phá” nhà của người chết. “Người Pa Roi xem các khu rừng ma là một phần tài sản của dòng họ nên không ai nỡ tay chặt phá. Nếu gia đình, dòng họ hay ai đó bên ngoài có việc gì cần đến gỗ thì phải xin phép người đứng đầu xâu. Sau đó vị đầu xâu sẽ đứng ra làm lễ cúng. Nếu giàu thì giết mấy con bò, con trâu, còn nghèo thì phải có gà trống để cúng thần mới được vào khai thác rừng” – Già làng Pả Chiến cho biết.

Chuyện lạ lùng trên núi thiêng

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ An Ninh Thủ Đô, Tuổi Trẻ và nhiều nguồn ảnh khác.
Link to full article